Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Có luật hấp dẫn dành cho trẻ không?

Tôi nhận được câu hỏi này rất nhiều lần.

Không có sự khác biệt giữa luật hấp dẫn dành cho trẻ em và luật hấp dẫn dành cho người lớn.

Luật hấp dẫn là một quy luật của vũ trụ, vậy nên nó đúng cho tất cả chúng ta, giống như quy luật của trọng lực vậy

Luật hấp dẫn chỉ ra rằng với tất cả những gì mà bạn tập trung sự của ý và năng lượng của bạn vào đó, bạn đều thu hút điều đó nhiều hơn vào trong cuộc sống của bạn, cho dù bạn có muốn điều đó hay không.

Khi chúng ta tập trung sự chú ý vào những lỗi mà con cái của chúng ta gây ra như phòng bừa bộn, quần áo dơ bẩn trên sàn nhà, điểm kém, thiếu tôn trọng… bạn đoán xem điều gì sẽ xảy ra?

Chúng ta vừa tập trung sự chú ý của chúng ta vào chính xác những gì mà chúng ta không mong muốn.

Vì vậy, chúng ta nhận được thêm những thói quen không tốt từ con cái chúng ta nhiều hơn bởi vì đó là điều mà chúng ta đang tập trung vào. Chúng thất vọng và chúng ta cũng vậy!

Tôi đã quan sát và chăm sóc cho rất nhiều đứa trẻ trước khi tôi bắt đầu công việc kinh doanh tại nhà và tự chăm sóc cho 2 đứa con của mình, tôi đã từng chứng kiến rất nhiều điều đối với những đứa trẻ mà tôi chăm sóc và quan sát.

Khi một đứa trẻ nào đó chơi xong và ném đồ chơi của mình đi tôi đã la lên “Đừng ném đồ chơi.”

Sự chú ý của tôi tập trung vào việc cái đồ chơi bị ném đi. Và bạn có đoán được tôi nhận lại được gì không? Có càng nhiều đồ chơi bị ném hơn nữa.

Hoặc như: “Con ơi, cái đó không ăn được.”

Và đứa trẻ nghe được điều đó lại càng muốn ăn thêm. Sự tập trung chú ý của tôi vào việc ngăn đứa trẻ làm điều này hay điều nọ bao nhiêu thì đứa trẻ lại càng cương quyết làm điều đó bấy nhiêu. Và cao trào của những lần như thế là đứa trẻ lăn ra nhà gào khóc đòi bằng được điều nó muốn, hoặc chúng ta đánh đứa trẻ, hù dọạ và … gây nên những kỷ niệm và hình ảnh không tốt lên đứa trẻ.

Một lần tôi sử dụng Luật hấp dẫn cho những đứa trẻ của tôi, và thật sự tôi đã nhận được bầu không khí đầy hợp tác và bình yên.

Như trong quyển sách Luật Hấp Dẫn của Michael J Losier có viết, chúng ta không nghe được những từ như “Đừng, không, không được”.

Nếu như tôi nói với bạn: “Đừng nghĩ đến Bác Hồ”… Thì một hình ảnh về Bác Hồ sẽ lập tức hiện ra ngay trong đầu của bạn!

Hoặc

Đừng ăn cái bánh đó… Sau đó bạn rất muốn ăn cái bánh.

Tôi không phát điên vì bạn… Bạn nghe rằng: Tôi đang phát điên.

Luật hấp dẫn dành cho trẻ hoạt động như thế nào?

Tương tự như điều tôi đã trao đổi với bạn ở trên:

Khi bạn nói: Đừng có chạy!… Chúng nghe, Chạy!

Không được đánh nhau!… Chúng nghe, Được đánh nhau!

Đừng có đóng sầm cánh cửa nữa!…Sầm! Chúng vừa đóng sầm cánh cửa!

Không được nghịch!… Chúng nghe, Được nghịch!….

Vậy cha mẹ hoặc thầy cô nên làm gì?

Tập trung sự chú ý của bạn vào những điều mà bạn mong muốn. Đừng chạy!…trở thành, Hãy đi bộ nào. Đừng đánh nhau!… trở thành, Hãy nói chuyện tử tế. Đừng đóng sầm cánh cửa!…trở thành, Hãy đóng cánh cửa thật nhẹ nhàng. Đừng nghịch!…Trở thành…Hãy chơi ngoan.

Nếu lần sau bạn nghe được trong đầu bạn sắp nói ra những câu như:

Đừng nói lại với tôi như vậy!

Đừng hét lên!

Đừng làm rơi.

Đừng làm vỡ.

Đừng mở cái đó.

Không được hét.

Không được thức khuya.

Không được nói chuyện điện thoại sau 9 g

Không được hút thuốc.

Khi đó bạn biết bạn đang tập trung vào những điều mà bạn không mong muốn. Hãy điều chỉnh và nói lên những điều mà bạn muốn bằng cách đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: “Vậy, thực ra tôi muốn gì?”

Hãy luôn tập trung vào những thói quen mà bạn muốn và bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thói quen đó. Bạn chính là người tạo nên những hình ảnh.

Chúng ta thấy những hình ảnh đó và trẻ em cũng vậy…

…Hãy tạo ra những hình ảnh tích cực trong đầu những đứa trẻ, những điều mà bạn muốn chúng thấy. Đặt sự chút ý vào đó!

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình muốn nói một câu nào đó ra khỏi miệng… hãy nhớ tự hỏi bản thân mình.

Tôi thật sự muốn gì???

Tôi có muốn bọn trẻ la hét, cãi lại và ngủ trễ không? Không, tôi muốn bọn chúng nói chuyện vừa nghe, bình tâm và đi ngủ lúc 9g.

Luật hấp dẫn dành cho trẻ em rất đơn giản và đòi hỏi bạn thay đổi trong ngôn từ mà bạn nói ra với chúng. Hãy luôn giữ sự tập trung chú ý của bạn vào những điều mà bạn muốn. Những đứa trẻ sẽ cảm thấy tốt và bạn cũng sẽ cảm thấy tốt đẹp.

Nguồn Luật hấp dẫn

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

"Mặt trời mọc từ những trang sách"

ANTĐ - Vừa rồi ở ta tổ chức hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục”, một việc làm cần thiết đấy chứ?

- Thi thoảng tôi có nghe ai đó báo động về tình trạng “văn hóa đọc” xuống cấp trầm trọng, nhất là giới trẻ. Xuống là phải thôi! Nào internet, nào điện thoại di động, google thì cần gì cầm cuốn sách nặng trĩu đọc cho mỏi mắt, lại rức cả đầu.
- Bọn trẻ bây giờ cận thị nhiều vì học nhiều, xem ti vi, chơi game rồi “chát chít”, chứ đâu phải vì đọc sách nhiều.
- Chúng ta đọc sách nhiều nên giờ mới viễn thị.
- Suy diễn kiểu đó là thiển cận! Có dịp đi ra nước ngoài, tôi mới được “sáng mắt” ra khi thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hầu như mọi người đều cắm cúi chăm chú đọc sách hoặc báo. Hiếm thấy ai dán mắt vào “di động”.
- Muốn xây cất cái nền móng văn hóa đọc, phải công phu, kỹ lưỡng ngay từ lớp 1 cơ. Chả thế mà vừa rồi, hàng trăm bậc cha mẹ đã hợp sức đẩy đổ cổng trường Thực nghiệm để tranh cướp cho con một chỗ ngồi bậc “đại học chữ to”.
- Âu cũng là khát vọng chính đáng. Người ta sợ rằng trẻ con học theo giáo khoa sẽ “thui chột” trí tưởng tượng, rồi áp lực về bài vở, điểm thi. Thay vì áp đặt cách đọc, hiểu, học văn, việc dạy phải thắp lên sự hứng thú, vì không hứng thú thì không hiểu, không yêu.
- Dẫu sao vẫn chỉ là “thực nghiệm”, mà giáo dục, “trồng người” thì không thể thí nghiệm như trồng cây, nuôi con. Mấy chục năm nay ta vẫn cứ loay hoay về chất lượng giáo dục, sách giáo khoa, giáo viên... không biết đến bao giờ.
- Ấy thế mà cách đây hơn một trăm năm, nước Nhật đã có ý thức gắn kết văn hóa đọc trong cuộc chấn hưng giáo dục và phát triển đất nước. Tinh thần và ý thức đọc sách là để khai minh, vươn lên không thua kém ai.
- Tôi nhớ câu nói về sự thần kỳ Nhật Bản: “Mặt trời mọc từ những trang sách”. Tôi chẳng dám mong “thần kỳ” chỉ mong nhiều người đọc sách như tìm thấy bóng mát tránh nắng, tránh bụi và ô nhiễm môi trường xã hội.

Tú Men
Theo ANTĐ