Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Học cách giao tiếp với trẻ...


  - Khi nói chuyện với con, bạn nên tắt tivi, bỏ cuốn sách, tờ báo xuống và lắng nghe bé nói một cách chăm chú... 
Học cách giao tiếp tốt với trẻ cũng là một kỹ năng làm cha mẹ quan trọng. Dù con bạn mới chỉ chập chững biết đi hay đang ở tuổi mới lớn, cách giao tiếp chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng sự tin tưởng ở trẻ. Hãy để trẻ biết rằng bạn quan tâm và sẵn sàng giúp khi bé cần.

Sau đây là những nguyên tắc cơn bản khi bạn trò chuyện với con:

- Tắt tivi và đặt tờ báo xuống khi bé muốn nói chuyện.

- Tránh nghe điện thoại khi trẻ có điều gì quan trọng muốn nói với bạn.

- Trừ khi những người khác thực sự quan trọng với cuộc nói chuyện, nếu không bạn nên nói chuyện riêng với con. Cách giáo tiếp tốt nhất giữa bạn và trẻ là khi không có người khác ở xung quanh.
- Khiến trẻ bối rối trước mặt nhiều sẽ chỉ dẫn đến sự tức giận và chống đối, chứ không phải là một cách giao tiếp.

- Đừng tỏ ra vượt xa hơn trẻ, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện hơn khi đóng vai trò là một người bạn của con.
 Hãy lắng nghe bé 'tâm sự'...

- Nếu bạn đang rất tức giận về hành vi cư xử của bé, thì bạn không nên thử nói chuyện với trẻ cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Bởi vì lúc nóng giận bạn sẽ không thể khách quan. Tốt hơn hết, bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với con sau đó.

- Dù đang rất mệt mỏi, bạn cũng cần cố gắng để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe con chăm chú. Việc lắng nghe tích cực là một việc khó và càng khó hơn khi tâm trí cũng như cơ thể bạn đã rất mệt mỏi.

- Lắng nghe chăm chú và lịch sự. Bạn đừng ngắt lời khi bé đang cố gắng kể về vấn đề của mình. Hãy tỏ ra lịch sự với trẻ như thể bạn sẽ là người bạn tốt nhất để con có thể chia sẻ.

- Đừng bao giờ hỏi tại sao, nhưng bạn hãy hỏi chuyện gì đã xảy ra.

- Hãy tiếp tục mạch nói của bạn với ngụ ý rằng “Con sẽ được nói khi mẹ (cha) đã nói xong” hoặc “Cha mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con”, “Hãy làm như lời của cha mẹ và điều đó sẽ giúp giải quyết vấn đề”. Bạn nên hạn chế giảng giải và phê phán trẻ bởi vì điều đó thực sự không có hiệu quả để có cuộc trò chuyện cởi mở.

- Đừng sử dụng những từ ngữ làm bẽ mặt như ngu ngốc, lười biếng, câm hoặc nói với trẻ "Thật ngốc nghếch, điều đó chẳng có ý nghĩa một tý nào cả” hoặc “Con thì biết gì, con chỉ là một đứa trẻ”.

- Bạn hãy giúp đỡ con để tạo ra bước tiến quan trọng, hãy cho con thấy bạn chấp nhận chính bản thân trẻ, chứ không phải những gì mà trẻ đã làm được hoặc chưa làm được.
... vì có thể bạn sẽ nhận lại những điều tuyệt vời hơn là những lời nói...

- Tiếp tục mạch trò chuyện cởi mở bằng cách chấp nhận trẻ và đánh giá cao việc bé đã dũng cảm nói chuyện với bạn.

Trong quá trình trò chuyện, bạn có thể sử dụng những từ động viên và ca ngợi. Bạn cần cho trẻ thấy được tình yêu cũng như sự đánh giá cao của bạn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều nhận ra rằng, việc luôn phải đưa ra những phản hồi tích cực khó hơn rất nhiều so với những phản hồi tiêu cực.

Bằng cách lựa chọn và sử dụng một trong những cách nói dưới đây hằng ngay khi nói với trẻ, bạn sẽ nhận thấy rằng, trẻ sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều bạn nói và sẽ cố gắng để làm bạn hài lòng.

Bạn có thể nói với trẻ bằng một trong những từ sau: Đúng rồi, tốt, tuyệt vời, xuất sắc, mẹ rất tự hào về con, tốt hơn nhiều rồi, thật là một ý kiến thông mình, điều đó thật hoàn hảo, mẹ (ba) rất yêu con...

Ngoài bạn có thể thể hiện bằng hành động như: mỉm cười, gật đầu, đặt tay lên vai, nháy mắt, ra dấu hiệu hoặc cử trí đồng tình, chạm vào má, cười, cù, ôm trẻ thật chặt...

Bạn hãy nhớ rằng, luôn có nhân quả trong mọi hành vi bạn cư xử với con, sự nhạo báng sẽ khiến trẻ thấy xấu hổ, sự động viên sẽ khiến trẻ tự ti.
Theo Vnexpress/Childrendevelopment

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

'Oằn mình' gánh kỳ vọng của cha mẹ

Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và gánh nặng khi cha mẹ kỳ vọng quá nhiều. (Ảnh minh họa).
                
    Ngày nay, khi điều kiện vật chất đủ đầy hơn, cha mẹ cũng ra sức đầu tư cho con cái với mong muốn chúng trở thành những đứa trẻ xuất sắc toàn diện. Buộc trẻ học ngày học đêm

Trẻ không phải động tay động chân vào việc gì, thậm chí cắt xén của trẻ cả những buổi sinh hoạt ngoại khóa để trẻ “chuyên tâm” học hành là những điều thường thấy ở một số gia đình.

Chị Hương nhà ở Q.Tân Bình, TP.HCM có cậu con trai 12 tuổi. Duy là một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát. Gia đình khá giả nên từ bé Duy đã được mẹ cho học thêm ở một “lò luyện” nổi tiếng. Học bán trú ở trường cả ngày, buổi tối lịch học của cậu bé dày đặc: nào là học thêm toán, văn, ngoại ngữ… Ngày thứ bảy, chủ nhật cũng kín mít với thời khóa biểu học đàn, học võ…

Nhiệm vụ mẹ đặt ra cho Duy là phải luôn dẫn đầu lớp. Mỗi ngày đón Duy đi học về, câu đầu tiên mẹ hỏi là hôm nay con được mấy điểm, sao lại để thua điểm bạn Khoa, bạn Hà… Và dọc đường về là những lời cằn nhằn, trách móc của mẹ. Bị áp lực về điểm số và sợ mẹ buồn nên Duy luôn căng thẳng mỗi khi làm bài kiểm tra, vì thế kết quả ngày càng tệ hơn.

Áp lực dồn nén khiến cậu bé trở nên chán nản, buồn bã. Duy không còn hứng thú với việc học hành và tới trường. Cậu hời hợt với bạn bè, lơ là với người thân, chỉ còn thú vui duy nhất là nghe nhạc một mình. Thấy con luôn ủ rũ, chị Hương thật sự hốt hoảng. Lo sợ con bị mắc bệnh về tâm lý, chị đưa con đến gặp chuyên viên tư vấn thì mới hiểu ra rằng, con chị đang phải chịu đựng một áp lực quá lớn trong học tập. Áp lực nặng nề này lại rơi ngay vào thời điểm cậu bé bước vào tuổi dậy thì nên đã dẫn đến hiện tượng trầm cảm.

Vô cùng ân hận trước hậu quả xảy ra, chị phân trần: “Tôi nghĩ rằng thời buổi này phải học nhiều thì mới theo kịp bạn bè. Tôi cũng chỉ vì tương lai của cháu…”.

Bé Hân con anh Thành ở Q.Gò Vấp, TP.HCM năm nay chín tuổi, là một cô bé chăm chỉ và ngoan ngoãn. Ước mong con gái học giỏi luôn đau đáu trong lòng người cha. Hằng ngày, mỗi khi bé Hân đi học về, anh cho con tắm rửa ăn cơm tốc hành rồi bắt con ngồi vào bàn, kèm cặp chặt chẽ. Hết bài ở lớp rồi sang toán nâng cao, tiếp tục là đọc thêm văn mẫu… Vốn là người không kiên nhẫn, mỗi khi gặp bài toán khó, con gái giải không được, anh Thành lại nóng nảy quát tháo. Và cũng không ít lần, không kiềm chế được, anh cốc đầu con và quát: “Sao mà dốt thế!”.


                     Trẻ cần có thời gian để vui chơi và phát triển nhân cách. (Ảnh minh họa).

Tiếng la mắng của cha, rồi tiếng khóc ấm ức của con cứ vang lên ngày này qua ngày khác. Vợ anh rất xót con, nhưng khuyên nhủ thế nào cũng không được. Cho đến một ngày, phát hiện bé Hân mắc căn bệnh nan y, việc học gián đoạn. Vợ chồng anh Thành phải đưa bé đi chữa trị khắp nơi, bé phải trải qua những cuộc phẫu thuật đầy cam go, đau đớn. Không còn những buổi tối cha con ngồi học cùng mà nước mắt nhòe trang giấy nữa, thay vào đó, anh dành thời gian trò chuyện, vui chơi cùng con… Bé Hân mau chóng học đuổi bạn bè và vẫn đạt kết quả tốt trong học tập. Anh thừa nhận: “Tôi đã sai lầm khi quá kỳ vọng con sẽ là một đứa bé xuất sắc. Tôi thật có lỗi với con".

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta bắt gặp không ít những ông bố bà mẹ quá kỳ vọng vào con, giao trọng trách buộc trẻ phải học thật giỏi. Thậm chí, có những gia đình mà cả cha mẹ và con đều bị stress vì việc học của trẻ. Những thành tích mà ngày xưa cha mẹ không đạt được hoặc không có cơ hội để thực hiện thì bây giờ lại ép trẻ thực hiện. Trẻ vừa phải nuôi dưỡng ước mơ của chính bản thân mình, lại vừa phải gánh trọng trách này.

Những trẻ có tố chất thông minh, nhanh nhẹn sẽ dễ làm hài lòng cha mẹ. Còn những trẻ tiếp thu chậm, không nhạy bén thì việc ép học quá mức sẽ khiến trẻ căng thẳng, thậm chí đau khổ, buồn bã vì đã làm cha mẹ thất vọng. Không những bị đánh mất tuổi thơ, áp lực này vô tình sẽ chồng lên áp lực kia, dẫn đến việc trẻ không còn hứng thú với mọi điều xung quanh.
Cá biệt, cũng có những đứa trẻ được cha mẹ “nhồi sọ” từ nhỏ nên quá mê học, khao khát đạt thành tích trong việc học tới mức không quan tâm đến vấn đề nào khác. Trong một chuyên đề do Hội quán Các bà mẹ tại TP.HCM tổ chức, chị Hồng, một phụ huynh ở Q.7 vô cùng lo lắng khi nói chuyện với chuyên viên tâm lý: “Ngày xưa, tôi rất kỳ vọng vào việc học của con. Tôi đã hãnh diện khi con mình có ý thức tự giác trong học tập và luôn đạt thành tích cao nhất lớp.

Càng lớn, cháu càng mê học hơn. Chỉ có điều, trước kia, cháu sống tình cảm và rất đáng yêu, mỗi lần đến sinh nhật cha, mẹ hoặc em gái, cháu không quên vẽ những bức tranh dễ thương hoặc tự tay cắt những bông hoa xinh xắn để làm quà tặng, còn bây giờ cháu không quan tâm hay nhớ đến sinh nhật của ai cả mà chỉ chúi đầu vào học…”

Vẫn biết rằng khao khát con cái học giỏi và thành đạt của các bậc cha mẹ là chính đáng, tuy nhiên, mỗi đứa trẻ có một khả năng tư duy khác nhau, điều quan trọng là chúng ta cần tạo môi trường để cho trẻ phát triển đúng khả năng của mình. Ngoài việc học, trẻ cần có thời gian để vui chơi và phát triển nhân cách. Khuyến khích trẻ học là việc nên làm, nhưng hãy để trẻ cân bằng giữa học và chơi, ngoài ra, trẻ cần có ý thức tham gia lao động, sống chan hòa, cởi mở với mọi người xung quanh.

Trẻ có thành công và hạnh phúc trong tương lai hay không phụ thuộc nhiều vào chỉ số cảm xúc ở trẻ hơn là chỉ số thông minh. Vì thế, bồi dưỡng trẻ thế nào cho đúng cách, phù hợp với năng lực và trí tuệ của trẻ để không tạo áp lực căng thẳng, khiến trẻ trở nên bi quan và chán học là điều mà các bậc cha mẹ cần quan tâm.  

Theo Eva



Dạy con lòng nhân hậu, vị tha

Cần dạy con sự vị tha từ khi còn nhỏ (Ảnh minh họa)
 Cần dạy con sự vị tha từ khi còn nhỏ (Ảnh minh họa)

  Trẻ em cũng có những mâu thuẫn phát sinh như người lớn. Có trẻ quên gần như ngay lập tức nhưng cũng có những trẻ giận dữ kéo dài, thậm chí giải quyết các mâu thuẫn đó bằng hành động bột phát. Dạy trẻ biết kiềm chế, biết vị tha ngay từ nhỏ sẽ giúp con hoàn thiện nhân cách sớm.

Ý nghĩa của việc dạy con lòng nhân hậu, vị tha

Với tốc độ phát triển của một xã hội mà vật chất dường như chiếm lĩnh mọi hành động, suy nghĩ của con người thì việc dạy trẻ lòng nhân hậu, vị tha dường như khó đối với bạn. Trẻ em được ví như tờ giấy trắng, bạn có thể viết lên đó nhiều điều. Nếu như trẻ nhìn thấy xung quanh mình là sự đố kị, ghen ghét thì nghiễm nhiên, trẻ sẽ nhiễm theo thói xấu đó. Nếu chúng thấy xung quanh mình, mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung và hiểu nhau thì chúng sẽ noi gương.

Nỗ lực dạy cho con cái lòng nhân hậu, vị tha chính là cách mà bạn trao cho con một món quà thực sự về cách làm người, cách trở thành một hạt ngọc trong cuộc sống.

Cuộc sống có nhiều xung đột từ khi ta bé

Từ những năm đầu đời, trẻ đã phải đối mặt với những xung đột. Dù đó là một cuộc xung đột theo lời người lớn là “kiểu trẻ con” như tranh nhau chỗ ngồi, tranh nhau đồ chơi… Ở lứa tuổi này, xung đột dễ bị lãng quên nhưng khi trẻ lớn lên, các cuộc xung đột xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn cho dù đó chỉ là sự bất đồng ý kiến với người bạn thân nhất về điều gì đó xảy ra ở trường.
Dạy con lòng nhân hậu, vị tha, Làm mẹ, lam me, day con, giao tiep voi con, nhan hau, vi tha, tha thu, xung dot, cai nhau, do ki, phat trien, nhan cach
Học cách tha thứ giúp con trở thành người tốt
Các cuộc xung đột này cần giải quyết ngay từ khi còn nhỏ, không được để đến khi lớn lên vì chúng có thể khiến người trong cuộc cảm thấy giận dữ và đau đớn hơn, dẫn tới những hệ quả phiền muộn hơn.

Đơn giản hóa mọi khái niệm phức tạp

Để cho con hiểu cần xua tan đi giận giữ và cần có lòng vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác không phải là một việc đơn giản vì trẻ chưa nhận thức đầy đủ được như người lớn  song không phải là bạn không làm được. Trẻ phải hiểu rằng bản thân mình là ai, rằng mình không phải là người hoàn hảo, mình có thể mắc sai lầm như người khác. Dạy trẻ lòng nhân hậu, vị tha chính là giúp trẻ hiểu và chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của những người khác như chấp nhận chính bản thân mình.
Dạy con lòng nhân hậu, vị tha, Làm mẹ, lam me, day con, giao tiep voi con, nhan hau, vi tha, tha thu, xung dot, cai nhau, do ki, phat trien, nhan cach
Cha mẹ chính là tấm gương của con
Đi đầu làm gương

Một trong những cách tốt nhất có thể dạy con bạn về sự tha thứ và sự cho-nhận là dạy con bằng những hành động thực tiễn. Mỗi khi con cái có lỗi lầm gì, hãy ở bên con, đừng dùng đòn roi đe nẹt mà hãy dùng lời nói, sức mạnh từ ý chí giúp con sửa lỗi. Trẻ cần nhìn thấy lòng vị tha của bạn bằng những hành động thực sự. Nếu con bạn nhìn thấy bạn thường xuyên tức giận, ghen ghét, đố kị, hẹp hòi thì con bạn cũng sẽ tiếp nhận điều đó từ bạn vì chúng nghĩ rằng đó là cách “đúng” để đối phó với các xung đột diễn ra hàng ngày.

Sự tha thứ là một phần quan trọng của cuộc sống và trong mối quan hệ qua lại của con người. Xung đột xảy ra là cơ hội để hiểu biết lẫn nhau nếu biết tha thứ, đó là một mặt của sự phát triển. Hãy giúp con học cách tha thứ để con trở thành người có nhân cách tốt.

Theo Eva



Mẹ biết khích lệ thì con ngoan

Bạn đừng nghĩ rằng, nói với trẻ con thì có thể nói gì thì nói, vì chúng nhỏ, chẳng biết gì, vì chúng nhỏ nên chẳng thể phản ứng lại.

Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng, những từ ngữ dùng để nói với con quan trọng như thế nào. Nếu bạn dùng những từ ngữ nói chuyện với con hợp lí, bạn sẽ khiến cho con mình tự tin hơn, cảm thấy được tôn trọng và dĩ nhiên bạn sẽ có một người con ngoan theo đúng nghĩa.

Không ít trường hợp, chúng ta ngạc nhiên vì cha mẹ học rộng, biết nhiều, có vị thế trong xã hội nhưng con cái lại hư hỗn. Bạn từng ngưỡng mộ gia đình đó, hai vợ chồng đều làm công chức, ăn nói điềm đạm, lịch sự trước mặt mọi người. Nhưng khi chứng kiến đứa con của hai người đó nói chuyện với bạn bè, bạn mới ngỡ ngàng, bị sốc vì những điều mà đứa bé đó nói ra. Chẳng có gì là lạ vì hai vợ chồng đó khi về nhà thường dùng những từ hạch sách với con cái, những từ mà rất nhiều các bậc cha mẹ hay dùng để chì chiết con mỗi khi con cái làm sai điều gì đó. Vô tình những từ ngữ không hay, thô tục đó đã khiến lũ trẻ tổn thương và bất cần.

Đừng nghĩ rằng, nói với trẻ con thì có thể nói gì thì nói, vì chúng nhỏ, chẳng biết gì, vì chúng nhỏ nên chẳng thể phản ứng lại.

Người mẹ cần nhất là nghệ thuật nói chuyện với con để chúng tin tưởng, tâm sự những điều ưu tư, kể chuyện trường lớp, để chúng tin và trở về nhà khi làm sai điều gì đó, để có cảm giác nhận được sự bao bọc từ cha mẹ, nhận lỗi và sửa chữa sai lầm.

Những câu nói hàng ngày với con

1. Cám ơn con! Chẳng mất gì khi bạn nói điều này, nó khiến cho các con cảm thấy mình có ích với ba mẹ, cảm thấy giá trị của bản thân. Bạn có thể cảm ơn con khi con giúp bạn làm việc nhà, thậm chí khi con xới cơm giúp.

2. Nói cho mẹ biết nhé! Điều này biểu lộ thái độ lắng nghe cầu thị của bạn đối với mọi vấn đề trong cuộc sống của con chứ không phải là những bài giáo điều, nhiều lời nhưng đọng lại trong đầu các con rất ít.
Mẹ biết khích lệ thì con ngoan, Làm mẹ, noi chuyen voi con, lam me, day con, nuoi con, cham con, giao tiep,tre vi thanh nien, nuoi duong long tu tin, the hien tinh yeu, cha mẹ, con cai
Không phải nói với con thế nào cũng được
(Ảnh minh họa)

3. Con có thể làm được mà. Khuyến khích sự tự tin ở con vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách, trí tuệ. Chỉ có tự tin, các con mới dám bộc lộ bản thân trước mọi người, dám phát biểu về vấn đề ở trên lớp, dám đứng trước đám đông… Đó là kĩ năng vô cùng cần thiết cho sự trưởng thành, là cơ sở để giúp các con chiếm được cảm tình của mọi người.

4. Mẹ có thể giúp được gì cho con không? Điều này thể hiện bạn luôn quan tâm tới cuộc sống của trẻ và sẵn sàng giúp đỡ nếu trẻ có khúc mắc đâu đó.

5. Một chiếc ôm thì sao nhỉ? Điều này làm tăng tình cảm, sự gắn bó thân thiết giữa bạn và trẻ, những người trong gia đình. Việc thường xuyên ôm con vào lòng sẽ giúp cho con bạn cảm nhận được tình yêu thương mà bạn dành cho chúng. Đối với những trẻ lớn hơn, chúng thường ngại ngần khi bạn ôm chúng trước mặt mọi người. Bạn nên thể hiện kín đáo bằng cách đặt nhẹ tay lên vai, nhất là đối với trẻ vị thành niên nam.

6. Con làm tốt đấy! Câu nói này khuyến khích trẻ rất nhiều vì đối với chúng, bạn chính là thế giới, là tất cả, là người mà chúng ngưỡng mộ, chúng rất thích được bạn khen. Những lời khen đúng chỗ sẽ giúp các con tôn trọng bản thân hơn, tự tin hơn.

7. Đã đến lúc… Đi ngủ rồi, học bài rồi, tắt ti vi rồi đấy… Trẻ cần hình thành thói quen hoạt động đúng giờ. Không để trẻ sống bừa bãi, không có kỉ luật nào cả. Chúng sẽ hư khi lớn lên.

8. Mẹ yêu con! Tất cả mọi người trên thế gian này đều cần tình yêu và cảm giác được che chở bởi những người thân yêu. Bạn cần biểu đạt tình yêu của bạn với con và gia đình bằng những lời nói cụ thể. Không nên giấu kín trong lòng.

Mẹ biết khích lệ thì con ngoan, Làm mẹ, noi chuyen voi con, lam me, day con, nuoi con, cham con, giao tiep,tre vi thanh nien, nuoi duong long tu tin, the hien tinh yeu, cha mẹ, con cai
Con sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu được cha mẹ khen
(Ảnh minh họa)

Trong những trường hợp đặc biệt

1. Mẹ xin lỗi! Giống như câu nói cám ơn của bạn trong ngày, câu xin lỗi cũng rất quan trọng vì nó cho thấy bạn tôn trọng trẻ. Thừa nhận lỗi lầm của bạn như muộn đón con ở trường, không đưa con đi xem phim được mặc dù đã hẹn trước…

2. Không! Câu nói này khá quan trọng. Đừng bao giờ ngại sử dụng nó bởi vì bạn cần đặt ra giới hạn cho trẻ. Không yêu chiều con quá mức tới lúc nào đó, chúng sẽ không biết giới hạn là gì và chúng sẽ có những đòi hỏi tai quái. Bạn cần sử dụng từ “không” thực sự kiên quyết. Không phủ định hoàn toàn mà đưa cho trẻ những lựa chọn khác nhau.

3. Thế là đủ rồi! “Con xem đủ tivi rồi đấy!”. Đặt ra giới hạn này cho con giúp chúng biết kiểm soát được bản thân.

4. Con cảm thấy việc này như thế nào? Trẻ sẽ bất ngờ khi thấy bạn hỏi vậy vì chúng cảm thấy ý kiến của chúng cũng quan trọng và trở nên người lớn hơn.

5. Con có thể nghĩ cách khác? Khi trẻ “bí” trong một bài toán hoặc một vấn đề gì đó, bạn nên gợi ý cho trẻ tìm cách khác. Không cái gì là không có lời giải cả.

Hi vọng, với những bí quyết trên, bạn sẽ trở thành một người mẹ tuyệt vời với gia đình yên ấm, hạnh phúc, con ngoan, học giỏi.
Theo Eva

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Tình Yêu, Giàu Sang và sự Thành Công



Hạnh phúc gia đình 
 
 Nhà nọ có hai vợ chồng và một cô con gái. Một hôm, có ba người đàn ông râu dài bạc trắng đến ngồi trước cửa nhà họ. Họ không hề quen ai trong số ba người này. Tuy nhiên vốn là những người tốt bụng, họ nói: “Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó.”
-         Ba chúng tôi không thể vào nhà ông cùng một lúc được. – Họ trả lời.’
-         Sao lại thế? – Cả hai vợ chồng ngạc nhiên hỏi.
   Một người giải thích: “Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang, còn ông kia là Thành Công. Bây giờ xin các vị quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà.”
-         Tuyệt thật!- Người chồng vui mừng.- Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu Sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải!
   Người vợ không đồng ý: “Thế tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành Công nhỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể.”
   Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe bỗng lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc.”
-         Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái.- Người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ.- Em hãy mời ngài Tình Yêu, đây là người khách chúng ta mong muốn.
   Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị thần là Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành khách của chúng tôi!”
   Thần Tình Yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại đứng dậy và đi theo thần Tình Yêu.
   Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời ngài Tình Yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể vào cùng một lúc kia mà?”
   Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một người khách được mời vào. Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang.”

ST

Một câu chuyện cảm động

Xem hình

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”

Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.

Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.

Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”





(Theo ST)- Svhn

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Cho và nhận

    Mét c« gi¸o ®· gióp t«i hiÓu râ ý nghÜa phøc t¹p cña viÖc cho vµ nhËn.

    Khi nh×n thÊy t«i cÇm s¸ch trong giê tËp ®äc, c« ®· nhËn thÊy cã g× kh«ng b×nh th­êng, c« liÒn thu xÕp cho t«i ®i kh¸m m¾t. C« kh«ng ®­ưa t«i ®Õn bÖnh viÖn, mµ dÉn t«i tíi b¸c sÜ nh·n khoa riªng cña c«. Ít h«m sau, như­ víi mét ng­ưêi b¹n, c« ®­ưa cho t«i mét cÆp kÝnh.

    - Em kh«ng thÓ nhËn ®­ưîc! Em kh«ng cã tiÒn tr¶ ®©u thư­a c«! T«i nãi, c¶m thÊy ng­ưîng ngïng v× nhµ m×nh nghÌo.

   ThÊy vËy, c« liÒn kÓ mét c©u chuyÖn cho t«i nghe. ChuyÖn r»ng: Håi c« cßn nhá, mét ng­ưêi hµng xãm ®· mua kÝnh cho c«. Bµ Êy b¶o, mét ngµy kia c« sÏ tr¶ cÆp kÝnh ®ã b»ng c¸ch tÆng kÝnh cho mét c« bÐ kh¸c. Em thÊy ch­ưa, cÆp kÝnh nµy ®· ®­ưîc tr¶ tiÒn tõ tr­ưíc khi em ra ®êi. ThÕ råi, c« nãi víi t«i b»ng nh÷ng lêi nång hËu nhÊt, mµ chư­a ai kh¸c tõng nãi víi t«i: Mét ngµy nµo ®ã, em sÏ mua kÝnh cho mét c« bÐ kh¸c.

    C« nh×n t«i như­ mét ngư­êi cho. C« lµm cho t«i thµnh ng­ưêi cã tr¸ch nhiÖm. C« tin t«i cã thÓ cã mét c¸i g× ®ã ®Ó trao cho ng­ưêi kh¸c. C« chÊp nhËn t«i nh­ư thµnh viªn cña cïng mét thÕ giíi mµ c« ®ang sèng. T«i bư­íc ra khái phßng, tay gi÷ chÆt kÝnh trong tay, kh«ng ph¶i nh­ư kÎ võa ®­ưîc nhËn mét mãn quµ, mµ như­ ng­ưêi chuyÓn tiÕp mãn quµ ®ã cho ngư­êi kh¸c víi tÊm lßng tËn tuþ. 

ST

Những điều mẹ dạy con

… biết đi chợ, biết lên danh sách các món cho bữa ăn, biết so sánh giá cả và tiết kiệm được thời gian cùng với tiền bạc.
… sao cho con hiểu rằng, nấu ăn và làm bánh sẽ thích thú hơn là chỉ mở đồ hộp và thức ăn bán sẵn.
… biết phân loại đồ giặt, đồ có màu và đồ không phai màu, giặt theo loại vải và hướng dẫn sử dụng trên quần áo.
… chạy theo thời trang không phải là một cách khôn ngoan mà con cần biết sử dụng bàn là để ủi quần áo trước khi đến một buổi phỏng vấn hay lớp học mới, những dịp quan trọng.
… biết chăm sóc cây cối. Đây là cách tốt nhất, dễ nhất, rẻ nhất để dạy con tính trách nhiệm.
… biết làm thế nào để thay săm xe để khi con có bị thủng xe thì con biết phải làm thế nào.
… biết lái xe và có trách nhiệm với bản thân mình, không uống rượu khi lái xe thậm chí khi con chỉ ngồi ghế sau.
… biết tiết kiệm tiền để mua sách nếu như con thường xuyên không đến được thư viện.
Mẹ dạy con 40 điều LÀM NGƯỜI, Làm mẹ, dạy con, kĩ năng sống, tiền bạc, thời trang, nụ cười, lòng tốt
Mẹ sẽ dạy con những thứ cần thiết...
… biết làm thế nào để thay dầu của xe, sửa gương hay bóng đèn xe bị hỏng. Con sẽ đỡ mất thời gian loay hoay bên vệ đường.
… biết đọc bảng hướng dẫn các chuyến xe buýt, xe điện nếu con không ngồi xe của bố mẹ, không đi xe riêng.
… có thể có được những thời gian vui vẻ, hữu ích khi cố gắng làm một chiếc chuồng chim, một con tàu thủy hoặc một cái ghế đẩu…
… biết thắt và cởi neo tàu, đẩy xe ra khỏi vũng lầy.
… biết tổ chức một bữa tiệc trong những dịp đặc biệt với thực đơn phong phú nhưng lại tiết kiệm.
… sự quan trọng cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và thông số dinh dưỡng khi mua thực phẩm.
… làm thế nào để khâu viền quần, đơm cúc và mạng quần áo.
… làm thế nào để đánh máy tính bằng hai tay.
… có khái niệm về lời lãi.
… cách tạo một tài khoản hiệu quả giúp con sống theo cách của con và thường xuyên con tăng được giá trị của tài khoản đó lên.
… cách đọc bản đồ và dùng com-pa.
… làm thế nào để giữ ấm qua một đêm lạnh ngoài trời.
Mẹ dạy con 40 điều LÀM NGƯỜI, Làm mẹ, dạy con, kĩ năng sống, tiền bạc, thời trang, nụ cười, lòng tốt
... để tận hưởng cuộc sống...
… làm thế nào để bơi và sải chân trong nước. Đây là các kĩ năng có thể cứu sống cuộc đời con khi có thiên tai.
… rằng, con sẽ được hạnh phúc nếu con lựa chọn trở thành người hạnh phúc.
… một nụ cười là điều đơn giản nhất nhưng đôi khi con có thể làm sáng bừng cả một ngày của người khác.
… lòng trắc ẩn với những người không may mắn. Con cần thực sự hiểu và đồng cảm với nỗi đau của người khác. Hơn nữa, con cần làm cho họ bớt đi nỗi đau và mang lại hi vọng cho họ.
… không có gì hơn là đánh giá con người qua bề ngoài bằng cách cư xử lịch sự. Mẹ sẽ tự hào về con nếu con biết nói làm ơn, cám ơn, xin lỗi…
… con hãy học cách lắng nghe mà không chỉ trích, con hãy học cách đừng chăm chăm phê bình người khác mà hãy cùng họ giải quyết lỗi lầm, khắc phục hậu quả. Đó là cách tốt nhất để con cư xử với bạn bè và đồng nghiệp.
… con hãy tôn trọng những người lớn tuổi hơn con.
… con hãy tận hưởng cuộc sống của con với những gì con có chứ đừng tốn thời gian vào những gì con không có.
Mẹ dạy con 40 điều LÀM NGƯỜI, Làm mẹ, dạy con, kĩ năng sống, tiền bạc, thời trang, nụ cười, lòng tốt
... để con có thể đi mà không cần mẹ dắt nữa.
… con hãy biết rằng, không ai biết hết mọi thứ về tất cả mọi thứ. Vì thế con đừng giấu dốt.
… con làm sai, hãy nghĩ, đó là một cách học.
… con hãy nhường đường cho người mù vì đối với họ, con đường ít phương tiện là điều hạnh phúc nhất.
… không ai có thể tận tâm với đồng tiền của chính bản thân bằng chính bản thân họ nhưng đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích, chân tình.
… con biết không, mỗi người trên thế giới này đều cố gắng làm việc tốt nhất với kiến thức mà họ có. Vì thế, khi khó khăn, con đừng nản chí.
… đừng quá nghi ngờ những điều con nhìn thấy. Nếu một ai quá tốt thì hãy để họ luôn tốt trong mắt con.
… hãy thể hiện bằng ngôn ngữ ý tưởng của con trong tương lai vì nếu để trong lòng hẳn con sẽ bứt rứt, khó chịu.
… bạn bè có thể có hoặc không, có thể đến rồi đi nhưng gia đình ta mới luôn ở bên cạnh con. Mãi mãi…
… gia đình mình sẽ tốt hơn, hạnh phúc hơn nếu cùng nhau hợp lực.
… cuộc sống thật ngắn ngủi và con hãy làm cho mỗi ngày của con thật ý nghĩa. Con có thể làm bất cứ điều gì khiến con cười, con cảm thấy sống chứ không tồn tại.
… và cuối cùng, con hãy nhớ rằng, cuộc sống là một chuyến hành trình thú vị và hãy khám phá nó với tâm hồn của con.
Mình đã dạy con những thứ trên, mỗi ngày một ít. Mình hi vọng sẽ mang lại những điều tốt nhất cho con như cha mẹ mình từng làm. Và có lẽ các mẹ khác cũng sẽ nghĩ như mình, hãy cho các con một hành trang đủ đầy để con có thể bước đi trên cuộc đời mà không cần mẹ dắt nữa…

Theo eva

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Chuyện cái bút chì


    Mét ngư­­­êi thî lµm bót ch× cÇm chiÕc bót ch× trªn tay tr­ưíc khi cho nã vµo hép. ¤ng nãi víi chiÕc bót:
-          Cã 5 ®iÒu con cÇn ph¶i nhí tr­ưíc khi ta ®Ó con b­ưíc vµo thÕ giíi ngoµi kia. Con h·y nhí lÊy chóng vµ con sÏ trë thµnh chiÕc bót tèt nhÊt cã thÓ.
-          Thø nhÊt, con cã thÓ lµm ®­ưîc nhiÒu ®iÒu vÜ ®¹i, nÕu con chÞu n»m trong tay ngưêi kh¸c.
-          Thø hai, con sÏ nhiÒu lÇn ph¶i tr¶i qua sù ®au ®ín khi ph¶i gät, nh­ưng lµm nh­ư thÕ ®Ó con trë thµnh mét chiÕc bót ch× tèt h¬n.
-          Thø ba, con cã thÓ söa ch÷a mäi sai lÇm mµ con lµm ra.
-          Thø t­ư, phÇn quan träng nhÊt cña con lµ thø ë bªn trong con.
-          Cuèi cïng, ë mäi ®Þa h×nh con ®­ưîc sö dông, con ®Òu ph¶i ®Ó l¹i dÊu vÕt cña m×nh. Trong bÊt cø hoµn c¶nh nµo, con vÉn ph¶i tiÕp tôc viÕt.

    ChiÕc bót ch× ®· hiÓu vµ høa sÏ ghi nhí nh÷ng ®iÒu ®ã trong lßng, vµ nã ®ưîc ®­ưa vµo mét chiÕc hép h×nh tr¸i tim.

    Cßn b¹n, b¹n h·y lu«n ghi nhí ®iÒu nµy, vµ b¹n sÏ trë thµnh mét ng­ưêi tèt nhÊt b¹n cã thÓ trë thµnh:
-          Mét, b¹n cã thÓ lµm ®­ưîc nhiÒu ®iÒu vÜ ®¹i nÕu b¹n lu«n chÊp nhËn sù gät ròa, rÌn luyÖn.
-          Hai, b¹n sÏ tr¶i qua nçi ®au khi ph¶i “gät”, ®ã lµ nh÷ng tr¾c trë trong cuéc ®êi, v× thÕ b¹n sÏ trë nªn m¹nh mÏ h¬n.
-          Ba, b¹n cã thÓ söa ch÷a mäi sai lÇm mµ b¹n m¾c ph¶i.
-          Bèn, thø quan träng nhÊt sÏ lu«n lµ thø bªn trong b¹n.
-          N¨m, víi mäi thø b¹n b­ưíc qua, b¹n ph¶i ®Ó l¹i dÊu vÕt cña m×nh, trong bÊt cø t×nh huèng nµo, b¹n vÉn ph¶i lµm tiÕp c«ng viÖc vµ nghÜa vô cña m×nh.

    H·y ®Ó c©u chuyÖn vÒ chiÕc bót ch× nµy truyÒn cho b¹n sù can ®¶m, cho b¹n hiÓu r»ng b¹n lµ mét ng­ưêi ®Æc biÖt vµ b¹n cã thÓ lµm ®­ưîc ®iÒu b¹n sinh ra ®Ó hoµn thµnh. §õng bao giê cho phÐp m×nh thiÕu can ®¶m mµ nghÜ r»ng cuéc sèng thËt v« nghÜa vµ kh«ng thÓ nµo thay ®æi ®ưîc.

ST

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Dạy con biết yêu thương

“Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”, người mẹ nào cũng sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời vì con. Nhưng yêu như thế nào là đủ và đúng cách, đó là cả một nghệ thuật.

Khi trẻ ở vị trí độc tôn

Tới giờ ăn, T. chín tuổi cằn nhằn: Tại sao mẹ nấu đồ ăn không hợp ý con! Mẹ biết con ghét cá lắm mà!” Mặc dù mẹ năn nỉ, cô bé vẫn dậm chân la hét. Cuối cùng người mẹ đành lên xe đi mua gà rán đền bù cho món ăn nấu không hợp khẩu vị bé!

Một câu chuyện khác: Mẹ H. kinh doanh sạp vải ở chợ, bận rộn từ sáng sớm đến chiều. Ở nhà, dù có hai cô con gái sinh đôi ở tuổi 14 nhưng mọi việc bếp núc, nhà cửa đều đè nặng lên vai mẹ. Mong muốn cho con ăn học đến nơi đến chốn để tương lai hai con sáng sủa hơn mình, người mẹ rất cưng chiều con, chỉ mong con học hành tử tế.
Niềm vui lớn nhất của ba mẹ là tình yêu thương và quý trọng của con.
Ảnh minh họa
Đến lúc công việc làm ăn không còn sáng sủa bởi cơn “bão giá”, mọi chi phí tăng quá cao nên người mẹ đành nhắc nhở con cố gắng tiết kiệm. Cứ ngỡ hai cô con gái đã lớn biết cảm thông với mẹ, nào ngờ đâu chúng cằn nhằn, oán trách là “mẹ không thương con”. Không chỉ vậy, theo như tâm sự của người mẹ, hai cô con gái còn gây áp lực: “Nếu mẹ không cho con tiền, làm cho con mất mặt vì thua bạn bè thì con nghỉ học!”

Khi con “nổi cơn”, nhiều phụ huynh rơi vào tình huống không đáp ứng con thì thấy tội nghiệp, thấy mình có lỗi vì đã làm con ăn uống không ngon, vì sợ con thua sút bạn bè. Do vậy, họ có tâm lý cái gì có thể chiều được thì “nhượng bước”. Dần dần, đứa trẻ trở nên ương bướng, ích kỷ, không biết chia sẻ, không biết quan tâm đến cha mẹ, người thân.

Từ biết ơn đến vị tha

Dạy con biết yêu thương chính là dạy trẻ biết cảm nhận được tình cảm của cha mẹ, những vui buồn của cha mẹ để từ đó biết chung vai sẻ chia trách nhiệm gia đình. Nếu trẻ chỉ biết đòi hỏi, yêu cầu thoả mãn những thói quen hưởng thụ, dễ nảy sinh thói ích kỷ. Dạy con sống có trách nhiệm, biết yêu quý những thành quả lao động, không dựa dẫm ỷ lại vào sự bảo hộ của cha mẹ là cách giúp trẻ tự tin đi trên đôi chân mình.

Có một câu chuyện liên quan: M. là con trai duy nhất, niềm an ủi sau khi ly hôn của mẹ, vì vậy mẹ M. đáp ứng mọi yêu cầu mua sắm của con. Vậy mà đến năm học lớp 9, M. làm cho mẹ dở sống dở chết khi bỏ nhà đi bụi với nhóm bạn. Sau hai lần làm mẹ khóc hết nước mắt, bỏ công ăn việc làm theo bắt con về, năn nỉ, van xin... lần ra đi thứ ba, người con để lại bức thư tuyệt tình: Con thích sống tự do, vì vậy mẹ phải để cho con có quyền lựa chọn, đừng làm phiền con nữa!” 

Đối với người mẹ, nỗi đau lớn nhất là khi đứa con không còn cần tình yêu thương của mình. Vậy mà để trả ơn mẹ, đứa con đã để lại một nỗi đau không dễ gì quên. Tuy nhiên, câu chuyện cũng cho thấy lo cho con vật chất đầy đủ thôi chưa đủ mà còn phải tìm hiểu, chia sẻ với con về đời sống tinh thần.

Khi biết yêu thương, trẻ sẽ hiểu được chân giá trị của việc cho và nhận, chứ không nhỏ nhen ích kỷ chỉ biết đòi hỏi một phía. Trẻ sẽ biết thể hiện sự quan tâm đối với cha mẹ, biết tự tạo những niềm vui, hạnh phúc cho gia đình bằng những nỗ lực của bản thân. Trẻ sẽ biết dừng đúng vạch để không bị lôi cuốn bởi những cám dỗ và vì trách nhiệm, sự hiếu thảo đối với cha mẹ, biết tự kiềm chế để không vướng vào những cạm bẫy.

Lòng biết ơn được xem như một giá trị đạo đức, là một phẩm chất rất cần được giáo dục cho trẻ. Khi có được phẩm cách này, trẻ sẽ biết yêu quý gia đình, biết trân trọng công lao của cha mẹ, đồng thời sẽ có được lòng vị tha, nhân hậu trong các quan hệ ứng xử giữa người với người.

Những bài học về lòng biết ơn có rất nhiều trong sách vở, đó là những câu ca dao, thành ngữ trẻ thuộc làu làu, đọc vanh vách, như: Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… nhưng từ hiểu biết cho đến vận dụng được trong cuộc sống như những kỹ năng ứng xử của bản thân, vẫn còn là một khoảng cách. Chính cha mẹ phải là người vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn trẻ bằng cách tạo môi trường cho trẻ thể hiện lòng biết ơn từ trong gia đình.

Cha mẹ làm phong phú kinh nghiệm sống cho con qua việc giáo dục trẻ những hành vi giao tiếp hàng ngày, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, biết tỏ bày tấm lòng của mình đối với người xung quanh. Vào những ngày lễ 8/3, 20/11, sinh nhật của người thân... khi trẻ tặng một món quà, một lời chúc, trẻ phải biết gửi gắm tình cảm và sự chân thành của mình, chứ không phải chỉ làm theo hình thức.

Hình thành cho con lòng biết ơn có nghĩa là cha mẹ đã trang bị cho con những tính cách cốt yếu như sự hiếu thảo, lòng nhân hậu, tinh thần trách nhiệm cao... để trẻ sống không vô cảm.
Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh
 SGTT

Hãy nghe con nói!

Khi biết tin con thi trượt vào trường chuyên, bố mẹ Minh chỉ biết nhiếc móc mà không hề hiểu cho tâm trạng cũng đang rất đau khổ của cậu con trai.

Bất kể những người làm cha làm mẹ nào cũng vô cùng yêu thương con cái, và muốn thể hiện tình yêu thương với con mình, nhưng rất nhiều những ông bố bà mẹ vẫn không thể nào nhận được sự tin tưởng, đồng cảm của chính con cái mình.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm chia sẻ rằng, để tìm được sự đồng cảm giữa cha mẹ và con cái đương nhiên đòi hỏi sự hợp tác từ cả hai phía. Tuy nhiên, việc yêu cầu trẻ phải hiểu những mong muốn, những kì vọng của cha mẹ đằng sau những điều cha mẹ bắt con phải thực hiện là điều rất khó, vì chúng chưa ở tuổi của cha mẹ làm sao hiểu được suy nghĩ của người lớn cũng chưa từng có con để hiểu được nỗi lòng của những người làm cha mẹ. Ngược lại cha mẹ phải đặt mình vào vị trí của con, cũng như điều kiện xã hội hiện tại để suy xét mọi việc sao cho hợp tình hợp lý.
Thạc sĩ còn khuyến cáo: “Không bao giờ áp đặt con trẻ vào khuôn khổ xã hội mà trước đó mình đã sống”.

Bà chia sẻ về chuyện có một cậu học sinh lớp chín tên Minh, đang sống tại Hà Nội gọi điện đến trung tâm tư vấn tâm sự về việc bố mẹ cứ hễ động đến chuyện gì cũng lôi mấy chuyện ngày xưa ra để “răn dạy” cũng như than thở và trách mắng. Sáng đi học không kịp ăn sáng, kêu đói thì bố nói: “Ngày xưa tao đi bộ cả chục cây số đi học mà trong bụng không có cái gì cũng có chết đâu”, không may bị điểm kém thì lại trách: “Bây giờ bọn mày sướng quá nên dở chứng rửng mỡ, chỉ lo chơi bời. Hồi bằng tuổi mày tao không có cái gì mà ăn, mà chơi, không có mạng mà chat chit, điện tử, tao còn học hành tử tế hơn”…
Minh kể cứ ngày nào cũng phải nghe đi nghe lại những điệp khúc ấy khiến cậu cảm thấy ức chế vô cùng. Cậu bé than thở: “Sao bố mẹ không thử đặt mình vào vị trí của cháu bây giờ”.
Hay như chuyện của Hoàng Anh Tuấn (Hà Đông - Hà Nội) thì kể câu chuyện về việc không khí gia đình bao trùm sự căng thẳng khi cậu thi trượt vào trường chuyên. “Biết việc thi trượt sẽ làm bố mẹ rất thất vọng nên cháu không dám khóc vì sợ bố mẹ sẽ càng thêm buồn và lo lắng”, nhưng người mẹ lại không hề hiểu cho tâm trạng đó của Tuấn mà chỉ biết mắng nhiếc: “Mày trượt mà không biết nhục à mà còn cứ trơ mặt ra đấy”, bố cũng nói: “Nhục lắm con ạ, bạn bè thì đỗ hết trường chuyên này, lớp chọn kia, mày không biết xấu hổ à? Sau này ra đường thì chỉ biết cúi mặt mà đi thôi…”. Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm kể rằng, cậu bé vừa khóc vừa nói: “Bố mẹ không thể hiểu rằng cháu đã khóc nhiều như thế nào trong đêm khi chỉ còn lại một mình”.

Đứng trước những trường hợp này, Thạc sĩ nói thêm: “Với cuộc sống hiện đại hiện nay, gia đình đang phải đối mặt một cách gay gắt với rất nhiều thử thách đòi hỏi cha mẹ cần phải nhìn lại chính mình, nhận xét đánh giá con cái dưới nhiều góc độ trên cơ sở của sự hiểu biết. Không thể lấy quyền làm cha mẹ để lấn áp con cái làm theo mà cần phải nhẫn nại, lắng nghe những tâm tư tình cảm và nguyện vọng của con cái mình”.

Bà Nguyễn Thị Lan Minh chuyên viên cao cấp, trưởng ban truyền thông hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: “Các em rất nhạy cảm và suy nghĩ hành động hết sức bồng bột. Những mâu thuẫn nhỏ với cha mẹ, bạn bè, thầy cô cũng làm các em dễ mất tinh thân, thậm chí có em đã nghĩ đến chuyện nhảy lầu, nhảy sông tự tử… Đặc biệt các em luôn có xu hướng khẳng định cái tôi của mình, muốn tỏ ra mình là “người lớn” chứ không còn bé bỏng dại khờ như cha mẹ vẫn nghĩ”.

Các chuyên gia khẳng định rằng cha mẹ đáng lẽ phải là những người bạn đầu tiên và tin cậy nhất của con cái nhưng hiện nay nhiều ông bố bà mẹ lại luôn chỉ biết tìm cách áp đặt con cái theo những gì họ muốn. Dù nói với con rằng “bố mẹ làm thế chỉ vì muốn tốt cho con”, nhưng thật ra chỉ để thỏa mãn sự ích kỉ của chính họ đồng thời càng thể hiện họ chưa chịu lắng nghe con cái mình. Chính bởi vậy nhiều trẻ do không được lắng nghe và thấu hiểu nên các em rơi vào trạng thái ức chế, dẫn đến sa ngã.
Theo PLXH

Ảnh tham quan Đền Gióng